Triết học phương Tây có câu “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”, tuy nhiên, nếu áp dụng vào một số khía cạnh thì vẫn chưa đủ...
1. Như
trong bóng đá chẳng hạn, chỉ nội hàm “tồn tại” là không thể đủ ở các
CLB như Real Madrid và Arsenal. Không chỉ “tư duy”, họ còn phải “thay
đổi tư duy”, để tồn tại cùng nhiều yếu tố khác – như vinh quang chẳng
hạn. Đã đến lúc họ phải thay đổi!
Khái niệm Galacticos (Dải thiên hà) được hình thành từ khi Florentino Perez trở
thành Chủ tịch CLB Real Madrid năm 2000. Ngày ấy, ông bước vào ngành công nghiệp
bóng đá với đầy khát vọng và quyết tâm, cùng sức mạnh tài chính, tư duy mới mẻ,
dám nghĩ dám làm để tạo ra một Real Madrid của phong cách hào hoa.
Quả
tình, vào giai đoạn đó, với những Zinedine Zidane, Luis Figo, Ronaldo, Raul Gonzalez,
Roberto Carlos rồi David Beckham, đội bóng Hoàng gia trình diễn một thứ bóng đá
làm mê đắm người xem. Cho đến khi tiqui-taca của Barcelona được phát triển sau này, giới
chuyên môn vẫn tìm cách so sánh xem lối chơi nào đẹp mắt hơn.
Những
thành công đến với sân Bernabeu – đặc biệt là chức vô địch Champions League năm
2002, đã bắt đầu làm Perez lóa mắt, hướng đến sự hoàn mỹ bằng tiền, bằng hình ảnh
thay vì bằng cách xây dựng. Vẫn với chính sách mỗi năm mua về một ngôi sao, bổ
sung cho Dải thiên hà, nhưng Don Perez không thấy – hoặc cố tình không muốn thấy,
về một vị trí vô cùng quan trọng trong kết cấu đội hình. Đó là Claude Makelele.
Tất
cả những ngôi sao đá phía trên tiền vệ người Pháp đều thừa nhận vai trò cực kỳ
quan trọng của cầu thủ chỉ cao 1m70 này. Nhưng với riêng Perez, suốt 3 năm theo
dõi Makelele ở Bernabeu, ông chỉ có một nhận xét duy nhất khi quyết định bán
anh cho Chelsea: “Chúng tôi sẽ không nhớ
Makelele. Kỹ thuật của cậu ta trung bình, thiếu tốc độ và kỹ năng để đi bóng
qua đối thủ và 90% thời gian thi đấu của cậu ấy là phần sân nhà hoặc 2 cánh. Cậu
ta không thể đánh đầu và hiếm khi thực hiện một đường chuyền nào quá 3m. Những
cầu thủ trẻ sẽ đến và sẽ khiến Makelele bị quên lãng”.
13
năm sau, Madridista vẫn nhớ về Makelele. Một Makelele thấp, xấu, nhưng chính là
biểu tượng của sự cần cù, hy sinh, chấp nhận nấp phía sau ánh hào quang của các
đồng đội.
Perez
có nỗ lực xây dựng Galacticos 2.0 trong lần trở lại cương vị Chủ tịch năm 2009 thì
cũng không thể mang lại phong cách chơi bóng ngày xưa, kể cả lúc này, Zidane đã
là HLV.
2.
Arsenal của thời kỳ đầu Premier League (năm 1992), không được xếp vào dạng ứng
viên vô địch. Cơ hội của họ chỉ là cạnh tranh vào Top 4, rồi có lúc rơi xuống nửa
cuối bảng xếp hạng. Năm 1996, Arsene Wenger được giới thiệu với tư cách HLV của
The Gunners và mối duyên đó vẫn tồn tại cho đến thời điểm này.
10
năm đầu tiên là giai đoạn Wenger xây dựng cho đội bóng chủ sân Highbury (trước
đây) và Emirates bây giờ theo một phong cách mà rất nhiều CLB cũng mơ ước – một
đội hình mạnh, một lối chơi tấn công đẹp mặt, đầy khát vọng, không vung vãi quá
nhiều tiền. Arsenal vô địch Premier League 3 lần (1998, 2002, 2004), bên cạnh 4
chiếc FA Cup và lọt vào chung kết Champions League năm 2006.
Nhưng
rồi, thời gian cũng bào mòn ý tưởng của Giáo sư người Pháp. Vẫn cách xây dựng đội
hình đó khiến ông bị nhìn nhận như một “kẻ bảo thủ” khi Arsenal trải qua 8 năm
liên tiếp trắng tay. Những động thái được cho là tích cực gần đây – đầu tư tài
chính mua Mesut Ozil, Alexis Sanchez, mang về 2 danh hiệu ở FA Cup, nhưng như
thế vẫn chưa đủ.
Mùa
này, khi một loạt những ông lớn sa sút, Pháo thủ được giới chuyên môn nhìn nhận
về cơ hội đăng quang tại Premier League. Chức vô địch sẽ khẳng định sự trưởng
thành của đội bóng vốn vẫn bị ví là “những cậu bé”. Nhưng rồi, những cú trượt
ngã vẫn lặp lại ở giai đoạn quan trọng nhất. Arsenal tiến về cuối mùa với đôi
bàn tay trắng – như đã quen thuộc, nhưng sự thất vọng của các CĐV thì đã đầy
hơn nhiều.
3. Ở
Real Madrid và Arsenal lúc này, vấn đề
được nhìn nhận là đã đến lúc phải thay đổi. Thay đổi về mặt tư duy. Có 2 thông
tin quan trọng ở Real Madrid là những cầu thủ như Emerick Pierre-Aubameyang và
N’Golo Kante đang nằm trong tầm ngắm của họ. Họ có chung chi tiết – không đẹp
trai, trong đó, Kante thi đấu ở vị trí của Makelele trước đây.
Phải
chăng, Perez đã có sự thay đổi về tư duy? Phải chăng, ông cũng đã nhận ra rằng,
không phải ngôi sao nào cũng phù hợp và mang lại thành công cho Real Madrid bằng
vẻ điển trai của mình? Nếu các ngôi sao không muốn hy sinh vì bất kỳ ai thì trong
đội cần có ít nhất 1 hoặc 2 con người biết đứng hiên ngang trước trận tiền lúc
khó khăn nhất và biết lùi về phía sau đồng đội khi đón ánh hào quang.
Khi
Makelele bị bán đi và Beckham được đưa về, Zidane nói: “Tại sao phải mạ vàng lên
chiếc Bentley khi bạn đã mất đi động cơ mạnh mẽ nhất?”.
Ở
Arsenal, việc Thierry Henry hay Dennis Bergkamp có thể được bổ nhiệm thay
Wenger trong thời gian tới không khiến nhiều CĐV của họ vui bằng thông tin Diego
Simeone là mục tiêu số 1. Họ thấy rằng, đã qua rồi cái thời chỉ có bóng đá yếu
đuối và dễ vấp ngã lúc đứng trước thử thách. Giờ phải là lúc “chân cứng, đá mềm”,
lúc họ cần thứ “lửa” nhiệt huyết và cá tính của Simeone truyền vào thay vì sự
bao bọc mãi của Giáo sư.